Những mẫu đầm Tapta đang "làm mưa làm gió" trên thị trường thời trang. Không chỉ có khả năng tôn dáng cùng đa dạng về màu sắc mà vải Tapta (vải taffeta) còn bóng mịn, sang trọng. Bạn có biết vải Tapta là gì không? Loại vải này được làm như thế nào? Ứng dụng của Tapta ra sao? Tất cả sẽ được bật mí trong nội dung bài viết của Phương Thành Silk ngày hôm nay.
Vải tapta là gì?
Khái niệm
Có nhiều bạn đã từng dùng đồ làm từ chất vải này rồi nhưng khi hỏi vải Tapta (taffeta) là gì lại không hề biết. Vải Tafta là một loại chất liệu phổ biến, với thành phần chủ yếu từ sợi tơ tằm hay sợi bông. Ngày nay, Vải Tapta còn được dệt từ những loại sợi tổng hợp khác như poly hay sợi visco,...
Vải Tapta tiếng anh là Taffeta, có nghĩa là dệt xoắn. Nguồn gốc ra đời từ tận những thế kỷ 15 ở tại Ba Tư và Ấn Độ. Vải Tapta được coi là một chất liệu cao cấp, với độ bóng của mình, chất liệu này thường được dùng để may váy cưới, may rèm cửa hay những trang phục cho tầng lớp quý tộc.
Đặc biệt lưu ý, Vải Tapta không phải là vải lụa dù chúng cũng có độ bóng như nhau. Vải Tapta cứng hơn trong khi đó vải lụa thì mềm mại, mỏng. Các bạn nhớ để phân biệt được các chất liệu với nhau nhé.
Thành phần
Không khác gì các chất liệu vải khác. Ngày xưa, vải Tapta cũng được làm hoàn toàn từ những sợi thiên nhiên như sợi bông, tơ tằm... Chính bởi thế mà giá thành của nó rất đắt đỏ. Để làm giảm giá thành và giúp nhiều người có thể sử dụng vải này, các nhà khoa học đã phát minh ra những loại Vải Tapta nhân tạo. Chúng được thêm thành phần sợi polyester để làm giảm mức giá bán ra.
Mỗi một thành phần sẽ đem đến một loại vải tapta khác nhau. Một số thành phần các bạn có thể tham khảo như:
- Cotton (Bông): Với thành phần cotton mềm mại, những trang phục làm từ bông tapta rất an toàn cho làn da của bạn. Không những thế, Vải Tapta bông còn khô thoáng, có khả năng co giãn khá ổn.
- Tơ tằm: Đem lại cho các cô nàng sự nhẹ nhàng và tinh tế. Chất liệu tơ tằm cũng là một trong những loại vải đắt đỏ. Giá thành cao nhưng sự mềm mại cùng thư thái mà chất liệu này đem lại cũng làm cho không ít "đại gia" yêu thích nó.
- Acetate Tapta: Giá thành rẻ nhưng loại vải làm từ thành phần này sẽ không được thoáng mát như hai loại chất liệu trên.
- Viscose Tapta: Tương tự như sợi poly, đây cũng là một sợi nhân tạo. Vải Tapta Visco có độ bóng và cả sự mềm mại nhưng lại không được bền như poly. Tất nhiên giá thành cũng rất rẻ.
Đặc điểm của vải tapta
Các bạn có biết vải Tapta có đặc tính thế nào không? Mỗi một chất liệu sẽ có những đặc điểm riêng, Tapta đương nhiên cũng như vậy. Một số đặc tính tiêu biểu của loại vải này có thể liệt kê như:
- Chất liệu Tapta dệt theo cách xoắn sợi. Điều này giúp cho vải nhìn thì dày nhưng thực chất rất mỏng. Đây cũng là lý do giúp cho những trang phục làm từ vải Tapta không bị nhàu hay bị rủ mà rất đứng dáng và có form.
- Vải có độ bóng rất đẹp cùng khả năng bắt sáng tốt. Đây cũng là lý do loại vải này được chọn nhiều để may những trang phục sân khấu hay những món đồ dạ hội, dự tiệc...
- Khi vải Tapta cọ xát với nhau thường tạo ra âm thanh sột soạt. Có nhiều chị em không thích điều này.
Vải Tapta mềm hay cứng, nóng hay mát còn tuỳ thuộc khá nhiều vào thành phần của nó. Càng đắt thì khi mặc sẽ cảm thấy càng thoải mái.
Phân biệt các loại vải tafta trên thị trường
Tuỳ thuộc vào những nguyên liệu chính tạo ra vải tapta mà chúng được chia thành 5 loại khác nhau như sau:
Vải Tapta kim tuyến
Chất vải này còn được gọi là vải Tapta nhũ. Có thể dễ dàng thấy được nó có cái tên này do dệt cùng những sợi kim tuyến bên trong. Vải Tapta nhũ may váy dạ hội hay may váy cưới sẽ rất hợp.
Vải Tapta phi
Đây cũng là chất liệu được chọn nhiều để may váy đầm hoặc những chiếc áo sơ mi.
Vải Tapta phi Nhật
Độ bóng tự nhiên giúp cho chất liệu này nhận được nhiều đánh giá cao từ khách hàng.
Vải Tapta Fine
Trang phục may từ vải tapta Fine có khả năng tôn dáng cực đỉnh.
Vải Tapta bố
Chất liệu không thể bỏ qua cùng nhiều ưu điểm tuyệt vời.
Vì sao vải Tapta lại được mệnh danh là chất liệu dành cho mùa xuân?
- Đầu tiên, vải Tapta vốn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Các trang phục xuân Tapta sẽ không co giãn khi trời nóng như một số loại vải khác.
- Thứ hai, Tapta nhẹ và giữ nhiệt vừa phải nên sẽ không gây bí bức dưới cái nắng nhẹ xuân. Và cũng có thể giữ ấm tương đối cho ngày rét cuối đông.
- Thứ ba, hoạ tiết hoa cỏ in trên Tapta sẽ sáng và nổi bật, rất phù hợp với không khí ngày xuân.
Ngoài vải Tapta, vải tuysy, cotton, dạ dệt một lớp... thực sự là những chất liệu có tính ứng dụng cao cho mùa xuân. Tuy nhiên, khi nhắc tới mùa xuân, Tapta vẫn là cái tên đầu tiên và được săn đón nhất.
Hướng dẫn bảo quản trang phục vải tapta
Vải Tapta nên giặt hay bảo quản như thế nào? Loại vải này không khó để bảo quản nhưng bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Các bạn không nên dùng nước nóng để giặt đồ vải Tapta. Tốt nhất bạn nên dùng nước lạnh, nếu có điều kiện thì hãy giặt khô.
- Giặt bằng nước nóng có thể làm cho bộ đồ của bạn bị phai màu
- Không dùng chất tẩy mạnh
- Không tác động mạnh hoặc vắt quần áo vải Tapta quá mạnh sẽ làm cho vải bị mất dáng, quần áo của bạn sẽ không còn đẹp nữa.
- Phơi đồ ở những nơi có gió và có nắng nhẹ. Tránh phơi ở những nơi có ánh nắng trực tiếp mạnh.
- Không thấm mồ hôi nên khi dùng đồ tapta bạn không nên đi làm việc nặng hoặc đi ra đường nắng sẽ rất khó chịu
- Chất liệu không co giãn nên khi chọn mua nàng nên cẩn thận với số đo.
Trên đây là các kiến thức về vải Tapta mà Phương Thành Silk tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Chất vải có nhiều ưu điểm, được nhiều người yêu thích. Nếu bạn có nhu cầu tìm nơi sản xuất và cung cấp sỉ vải phi tapta (taffeta) uy tín, có chất lượng, giá cả phải chăng tại TP.HCM và toàn quốc thì bạn hãy liên hệ ngay đến Phương Thành Silk chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn. Chúng tôi cam kết sẽ đem đến những sản phẩm vải phi tapta tốt nhất để làm hài lòng quý vị khách hàng.
+ Chất lượng vải phi Tapta là hàng loại 1.
+ Sản phẩm được chúng tôi kiểm tra nghiêm ngặt qua nhiều công đoạn:
- Sợi dệt ra mộc
- Mộc nhuộm thành phẩm
- Vải thành phẩm trong cây sẽ được kiểm tra trước khi giao cho khách
- Giao hàng nhanh chóng ngay khi có đơn